Tìm Hiểu Chi Tiết Về Cấu Tạo Thang Máy – 7 Loại Thang Máy Chủ Yếu

Thang máy là thiết bị không thể thiếu ở các tòa nhà cao tầng, công trình trọng điểm hay chính trong gia đình của bạn. Với mỗi địa điểm sẽ có yêu cầu về trọng tải khác nhau nên người ta cũng sản xuất ra rất nhiều loại thang máy. Vậy cấu tạo thang máy như thế nào thì sẽ phù hợp với gia đình, có thêm bớt gì không để lắp đặt ở chung cư, hay dùng thang máy không hố pit…Cùng tìm hiểu chi tiết về cấu tạo của các loại thang máy qua bài viết dưới đây.

Cấu tạo thang máy gia đình

Thang máy gia đình thường có trọng tải nhẹ, nhu cầu đi lại cũng không quá cao nên cấu tạo thang máy đơn giản gồm có những bộ phận như sau:

Hệ thống kiểu khiển thang máy

Được lập trình sẵn để giúp điều khiển các bộ phận khác của thang máy thực hiện công việc một cách trơn tru. Nhờ vào sự liên kết giữa các nút bấm mà phát ra “lệnh” để vận hành các thiết bị khác một cách trơn tru. Thường được lắp ở phía trên cùng của cabin để an toàn và tăng tính thẩm mỹ.

Ray dẫn dưỡng

Trong chi tiết cấu tạo thang máy gia đình được cấu bởi bởi 2 loại ray là ray đối trọng và ray dẫn đường cabin.

Ray hoạt động với vai trò định hướng di chuyển của cabin và đối trọng chuyển động thang máy theo chiều thẳng đứng.

Mô tơ kéo

Thông thường, mô tơ kéo hay còn gọi là động cơ máy sẽ được đặt ở phía trên cùng của thang máy, có kết nối với đối trọng bằng các sợi dây cáp nâng thang thông qua hệ thống puly. Có một số công trình giới hạn chiều cao thì mô tơ kéo đặt phía dưới.

Mô tơ kéo có vai trò quan trọng trong việc giúp thang máy chuyển động lên xuống, làm quay puly, kéo cabin lên xuống.

Bộ hạn chế tốc độ

Đây là bộ phận bắt buộc phải có ở trong cấu tạo thang máy gia đình. Có chức năng làm bộ phận hãm tốc độ của thang máy.

Khi thang máy trượt lên xuống quá tốc độ cho phép, mô tơ sẽ ngay lập tức tự động tắt và bộ hạn chế tốc độ hoạt động khiến cho thang máy đứng yên hoặc giảm tốc độ.

Giảm chấn

Được lắp đặt dưới hố thang máy với vai trò đỡ, dừng tuabin và giảm va chạm mạnh khi có sự cố xảy ra.

Giảm chấn còn được dùng để chống đỡ đối trọng và cabin để chừa một khoảng trống nhằm mục đích sửa chữa.

Cửa cabin và cửa tầng

Cấu tạo thang máy cơ bản có thể sử dụng 2 loại cửa là cửa lùa về 1 bên hoặc 2 bên. Thực hiện nhiệm vụ đóng mở cửa khi có tín hiệu lệnh từ bộ phận điều khiển.

Cấu tạo thang máy gia đình
Cấu tạo thang máy gia đình

Cabin và đối trọng

Cabin hay còn gọi là thùng thang, để giúp người trong gia đình di chuyển lên xuống giữa các tầng. Bên trong cabin có thể thêm các nội thất trang trí như gương, màn hình điện tử…

Hệ thống cabin gồm có một số thiết bị đi kèm như đèn, vách cabin, khung canin, nóc cabin.

Trong thang máy sử dụng cáp kéo như thang máy gia đình thì không thể thiếu đối trọng, đây chính là trọng lượng mà thang máy có thể chứa đựng được.

Nguyên tắc khi vận hàng thang máy là một bên đối trọng và một bên cabin, 2 bên cần phải có sự cân bằng nhau để thang máy hoạt động ổn định, an toàn.

>>>>> Xem thêm: Tìm Hiểu Về Thang Máy Mitsubishi Nhật Bản Sử Dụng Trong Gia Đình

Cấu tạo thang máy kính

Thang máy kính luôn là sự lựa chọn đầu tiên tại các tòa văn phòng cao tầng, để tăng thêm vẻ thẩm mỹ và sang trọng cho tòa nhà.

Cấu tạo thang máy kính cũng giống như các loại thang máy khác cơ bản gồm có cabin, bộ giới hạn giảm tốc, hệ thống thắng cơ, bảo vệ quá tải, bảo vệ mất và ngược Phase, quá dòng, sụt áp, nút báo khẩn, đèn chiếu sáng khẩn cấp, khóa cửa an toàn và bộ đàm thoại.

Điểm khác biệt giữa thang máy kính và thang máy thường đó là cabin được thiết kế bằng kính để có thể xem xét, ngắm nhìn cảnh vật xung quanh ở bên ngoài thang máy. Thêm vào đó thay vì phải đổ cột hố thang bằng bê tông thì cấu tạo thang máy kính sẽ xây dựng bằng khung thép, kính trắng hoặc kính màu thì thay thế cho tường gạch.

Lợi ích khi sử dụng thang máy kinh là có thể tiết kiệm diện tích so với hố pit xây dựng thông thường. Thêm nữa, sẽ giúp tòa nhà, hay gia đình bạn lấy ánh sáng từ bên ngoài do sử dụng kính cường lực. Bạn còn có thể kết hợp kính màu, phù hợp với tone nội thất để tăng thẩm mỹ cho không gian.

Cấu tạo thang máy kính giúp quan sát cảnh vật xung quanh
Cấu tạo thang máy kính giúp quan sát cảnh vật xung quanh

Cấu tạo thang máy chung cư

Thang máy dùng cho chung cư thường phải vận hành liên tục, nhu cầu vận chuyển lên xuống giữa các tầng rất nhiều. Vì vậy, cấu tạo thang máy chung cư cần được thêm một số thành phần để giúp chúng hoạt động ổn định và an toàn cho người sử dụng.

Yêu cầu về thiết kế thang máy chung cư

Thiết kế thang máy chung cư cần đảm bảo các yêu cầu sau:

  • Thiết kế bền, chắc chắn từ các thiết bị cho đến cấu tạo khung, sàn, cơ cấu treo, thắng tay, cửa nắm, trần…
  • Phòng thang máy nên thiết kế đơn giản, không quá cầu kỳ để dễ dàng vệ sinh, hệ thống chiếu sáng nhiều hơn một số loại thang máy khác
  • Thang máy phải được hoạt động ổn định – an toàn vì chung cư là nơi ở của rất nhiều đối tượng khác nhau từ trẻ nhỏ cho đến người già, người khuyết tật…
  • Số lượng thang máy cần phải lắp đặt để phục vụ nhu cầu di chuyển vào giờ cao điểm để tránh ùn tắc.
  • Trọng lượng chứa lớn để có thể chứa cùng lúc nhiều người, cửa thang máy càng rộng thì sẽ càng thuận lợi cho việc di chuyển nội thất…

>>>>> Tham khảo: Cách lựa chọn thang máy chung cư thông minh nhất

Cấu tạo thang máy chung cư đơn giản

Hầu hết thang máy chung cư đều có cấu tạo như sau:

  • Hố thang máy được đặt dọc theo chiều cao của chung cư, liền mạch từ trên xuống dưới.
  • Phòng máy thì được đặt ở vị trí cao nhất của giếng thang.
  • Hố pit được xây dựng phía dưới tầng thấp nhất, xây âm so với mặt nền nhà.
  • Các thiết bị điện, thiết bị cơ khác thì được đặt ở vị trí an toàn và kín trong giếng thang.
  • Hệ thống điều khiển thang máy, motor kéo, bộ hạn chế tốc tộ, ray dẫn hướng.
  • Giảm chấn, cabin, đối trọng và cửa tầng.

Cấu tạo thang máy thủy lực

Thang máy thuỷ lực được vận hàng lên xuống nhờ vào lực đẩy của piston, được lắp ở phía dưới đáy của hố pit.

Cơ chế hoạt động của thang máy này là nhờ có hệ thống truyền động bơm bằng thủy lực, một piston đẩy cabin lên nên khi hoạt động có độ an toàn cao và ít tiếng ồn.

Ưu điểm của thang máy thủy lực

Thiết kế độc đáo

Thang máy thủy lực được thiết kế về cả phong cách hiện đại và cổ điển, có thể phù hợp sử dụng cho nhiều không gian, nội thất khác nhau. Đem đến cho bạn tổng thể hoàn hảo và tính thẩm mỹ cao.

Tính thông dụng, lắp đặt dễ dàng

Loại thang này có thể sử dụng di chuyển người và hàng hóa với khối lượng lớn, linh hoạt tùy vào loại mức trọng lượng thang máy chịu được. Thùng thang có kích thước lớn hơn khoảng 30% so với các thang máy khác.

Với thiết kế nhỏ gọn, hố thang máy không cần phải đào quá sâu giúp quá trình lắp đặt nhanh chóng, tiện lợi.

Độ an toàn cao khi sử dụng

Phát huy được tối đa lực nhỏ mà có thể tạo nên một lực mạnh để nâng tubin di chuyển. Được thiết kế theo tiêu chuẩn Châu Âu, mang đến độ an toàn cao và hài lòng của khách hàng khi lựa chọn.

Không cần có phòng máy

Thang máy thủy lực được cấu tạo hoạt động theo cơ chế riêng biệt nên không cần bộ phận phòng máy giúp tiết kiệm diện tích cũng như tăng tính thẩm mỹ. Vì vậy, rất thích hợp lắp đặt tại biệt thự, căn nhà phố…

Thang máy thủy lực - Sự lựa chọn cho thang máy gia đình
Thang máy thủy lực – Sự lựa chọn cho thang máy gia đình

Thang máy thủy lực có cấu tạo như thế nào?

Cấu tạo thang máy thủy lực bao gồm những thành phần sau:

  • Xi lanh thủy lực tác động đơn – Cylinder (1)
  • Piston hay còn gọi là Pít – tông (2)
  • Bể chứa chất lỏng cho xi lanh thủy lực hoạt động (3)
  • Bơm quay dẫn động bằng động cơ điện (4)
  • Các van giữa xi lanh và bể chứa (5)
  • Bể chứa dầu (6)
Nguyên lý hoạt động của thang máy thủy lực
Nguyên lý hoạt động của thang máy thủy lực

Máy bơm có nhiệm vụ bơm đầy dầu từ bể chứa qua đường dẫn và đến xi lanh. Lúc đó, cabin thang máy sẽ di chuyển lên và vam đóng lại. Ngược lại, khi cabin hạ, van được mở ra và chất lỏng sẽ bị đẩy trở về qua ống dẫn khiến cabin hạ xuống.

Còn nếu cabin cần dừng ở vị trí khác, bộ điều khiển sẽ tác động để máy bơm được tắt. Vào thời điểm này hệ thống ngưng nén dầu vào xilanh khiến cho chất lỏng không đổi và thang máy dừng lại.

Cấu tạo thang máy không hố pit

Hố pit hay còn gọi là hố thang máy và được xây dựng âm so với mặt đất với mục đích là chứa cabin khi di chuyển xuống tầng cuối cùng của tòa nhà. Tuy nhiên, sử dụng hố pit có rất nhiều nhược điểm. Vì vậy, song song với thang máy thông thường có hố pit thì cũng có loại thang máy không cần hố pit.

Ưu điểm của thang máy không hố pit

  • Không cần xây dựng hố pit giúp tiết kiệm đáng kể không gian, tạo điểm nhấn ngôi nhà đặc biệt thích hợp với dạng nhà ống.
  • Khả năng vận hành ổn định, an toàn cùng với chi phí lắp đặt và bảo dưỡng cũng khá thấp.
  • Không có hố thang, không cần phòng máy, vì vậy không cần yêu cầu về chiều cao khoảng 1m ở tầng trên cùng.
  • Hệ thống chuyển động vận hành qua trục vít nên việc lắp đặt cũng đơn giản hơn.
  • Thích hợp với các không gian cá nhân có thể mở được nhiều cửa và nâng cao vẻ đẹp của ngôi nhà.

Cấu tạo thang máy không có hố pit

Thang máy không có hố pit sẽ không cần phải xây dựng hố pit nên không cần các bộ phận như giảm chấn. Thay vào đó nó hoạt động chủ yếu dựa vào công nghệ trục vít, sử dụng động cơ điện và dây curoa. Kết hợp cùng với đó là hệ thống bánh răng, giúp cho cấu tạo thang máy đơn giản, di chuyển cabin một cách nhịp nhàng và an toàn.

Cấu tạo của thang máy có phòng máy

Thang máy có phòng máy là một loại thường được sử dụng ở các tòa cao tầng, và phòng máy sẽ được xây dựng ở tầng trên cùng ở tòa nhà.

Cấu tạo của tháng máy có phòng máy giống với cấu tạo thang máy gia đình, gồm các bộ phận như: Bộ điều khiển, tủ điều khiển, motor kéo, bộ giảm chấn, cabin và những thành phần liên quan đến cabin, cáp thang máy, đối trọng, ray dẫn đường, thắng cơ, puly, hệ thống báo tải,  shoe dẫn hướng…

Thang máy có phòng máy có ưu điểm là thuận lợi cho việc lắp đặt, bảo trì và sửa chữa trong các trường hợp cần thiết. Chi phí cho việc lắp đặt, bảo trì cũng rẻ hơn.

Tuy nhiên, không gian phòng máy thường lớn và chiếm diện tích khá to. Vì vậy, trong những trường hợp công trình chiều cao hạn chế, không chừa được khoảng hơn 1m ở tầng trên cùng thì không lắp đặt được thang máy này.

Thang máy có phòng máy được lặp đặt phía trên cùng của tòa nhà
Thang máy có phòng máy được lặp đặt phía trên cùng của tòa nhà

Cấu tạo thang máy không có phòng máy

Cấu tạo thang máy không có phòng máy được cấu tạo đơn giản hơn, gọn nhẹ. Các thiết bị chính như máy kéo, tủ điện điều khiển thay vì để ở trên cùng thì được đặt ở dưới hố máy.

Cấu tạo thang máy không phòng máy cơ bản bao gồm: Motor, tủ điện, cáp, rail, đối trọng, bộ giảm tốc, thắng cơ, puly, shoe dẫn hướng, hệ thống Cabin, bao che đối trọng, hộp vận hành HIP, hệ thống báo tải.

Quy trình hoạt động của thang máy cơ bản

Người sử dụng thang máy nhấn nút tầng cần đi lên/ xuống thì tín hiệu ở các nút bấm này truyền đến hệ thống điều khiển một cách nhanh chóng. Sau đó, hệ thống nhận tín hiệu là nơi nhận và phân công nhiệm vụ để các bộ phận liên quan phối hợp làm việc:

  • Hướng chuyển động cơ quay di chuyển cabin thang máy tới số tầng đã chọn.
  • Cửa tầng được tự động mở ra khi có tín hiệu nhấn ở tầng đó, nếu không có ai thì cửa đóng tự động và tiếp tục vận hành.

Quá trình hoạt động như trên sẽ lặp đi lặp lại nhiều lần trong ngày. Khi gặp bất cứ nguy hiểm hay thang máy không mở, sự cố thì hãy nhanh chóng dùng chuông báo và nút gọi khẩn cấp để nhanh chóng giải quyết vấn đề, tránh nguy hiểm đến an toàn.

>>>>> Xem thêm: Tiêu chuẩn bạn cần biết khi lắp đặt thang máy tải hàng 

Bài viết trên đã cung cấp đến bạn chi tiết cấu tạo của các loại thang máy đang được sử dụng nhiều nhất hiện nay. Bạn cần nắm rõ được mục đích sử dụng, cũng như các yếu tố về diện tích, chi phí để lựa chọn thang máy phù hợp nhất.

Thang máy Emad Khôi chuyên cung cấp, thi công, sửa chữa các loại thang máy cho gia đình, tòa nhà, chung cư với mục đích tải hàng, tải người…Với nhiều năm kinh nghiệm trong lĩnh vực, chúng tôi tự tin tư vấn cho quý khách loại thiết bị phù hợp nhất và mang đến sự hài lòng cho quý vị.

 

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *